Vì sao không xuất hiện bong bóng khi bất động sản tăng nóng

Date:

CHUYỂN ĐỘNG ĐẦU TƯ

Vì sao bạn thất bại trong việc tiết kiệm tiền?

Việc lập kế hoạch tài chính của nhiều người...

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không?

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng hàng tháng...

Cách gửi tiết kiệm ngân hàng sinh lời tối đa

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức...

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất?

1. Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì? Gửi tiết...

Xu hướng tích sản 2022 – Nhà phố Hà Nội

1/ Xu hướng tích sản tại Thủ đô Nhờ tính...

Giá bất động sản vẫn trên đà tăng nóng. Tuy nhiên, sự điều chỉnh kịp thời của chính quyền nhiều địa phương cộng thêm những chính sách dành riêng cho thị trường bất động sản đã giúp thị trường không hình thành bong bóng trên diện rộng.

Tình hình bất động sản trong thời gian gần đây

Báo cáo thị trường quý 2/2022 tại TP.HCM và Hà Nội đã được công bố bởi Batdongsan.vn. Tại phiên tọa đàm về chủ đề “Gạn đục khơi trong thị trường BĐS” ở Hà Nội, những chuyên gia cùng thảo luận về các yếu tố tác động đến sức khỏe của thị trường. Cùng với đó là các việc cần phải thực hiện từ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, đơn vị phát triển dự án, môi giới…

Mục đích là để thị trường phát triển minh bạch và lành mạnh hơn. Hơn nữa, những chuyên gia cũng nhắc tới câu chuyện bong bóng bất động sản ngay khi giá tăng nóng trong 2 năm dịch bệnh.

Nhận định về giá bất động sản bởi các chuyên gia về tài chính

Theo ông Lê Đình Hảo, Giám đốc Khối kinh doanh Batdongsan.com.vn chia sẻ, giá bất động sản trong vòng 2 năm dịch bệnh đã tăng rất nhiều. Nó lan sang cả 3 tháng đầu của năm 2022. Khi giá bất động sản tăng nóng cũng là lúc  thị trường đứng trước nguy cơ bất ổn cũng như hiện tượng bong bóng cục bộ. 

Thời gian vừa qua, miền Bắc ghi nhận một vài địa phương có mức giá vượt ngưỡng 50%, điển hình như Ba Vì 52%, Hòa Bình 47% và Bắc Giang 38%. 

Nếu không áp dụng các công cụ điều tiết chắc chắn thị trường thì rất dễ xảy ra sự lũng đoạn, làm giá. Đặc biệt là xen kẽ giữa các nhóm đầu cơ, bong bóng giá có thể sẽ trở thành hiện thực. 

Mặt khác, chính phủ đã có những tác động đúng lúc. Những đòn bẩy ấy có thể kể đến như điều tiết kinh tế vĩ mô, kiểm soát nguồn vốn, thuế chuyển nhượng bất động sản nghiêm ngặt hơn, hạn chế phân lô tách thửa… 

Mới đây là nghị quyết 18 cũng giúp thị trường hạ mức nhiệt vốn có. Nghị quyết này bao gồm những quy định giao dịch qua sàn, không sử dụng tiền mặt, bu

Sự điều tiết này đã giúp thị trường không hình thành bong bóng trên diện rộng trong thời gian sốt nóng vừa qua. Đây cũng là điểm khởi sắc dành cho tầng lớp thu nhập thấp liên quan đến việc rút ngắn khoảng cách giữa thu nhập và giá nhà, đặc biệt là tại nhiều thành phố lớn.

Theo quan điểm khác, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhìn nhận. Sự thật là, trong vòng liên tiếp 2 năm qua giá bất động sản đã tăng nóng không chỉ riêng tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. 

Năm 2020, giá bất động sản trên thế giới tăng bình quân 6,5%. Con số này vào năm 2021 là 6-7% tùy thị trường. Có nhiều nguyên nhân tăng giá như dòng tiền rẻ, lãi suất thấp, cơ hội sản xuất kinh doanh hạn chế. Vì vậy, nhiều người tìm về với bất động sản. 

Rất nhiều người đã đầu tư chứng khoán và được lời lớn cũng đã chuyển sang đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, có nhiều diễn biến khác xảy ra vào năm 2022. Rất có thể hiện tượng thổi giá làm giá bất động sản tăng lên đột ngột. 

Năm 2022, điển hình như nửa cuối năm, các yếu tố cơ bản để đẩy giá bất động sản vượt lên như 2 năm qua, trừ thông tin pháp lý được điều chỉnh, công bố quy hoạch, cơ sở hạ tầng được đầu tư…Hơn nữa, từ động thái chính sách điều tiết của Chính phủ, cơ quan bộ ngành các địa phương, như đánh thuế bất động sản, nộp tiền thuế trước bạ, thậm chí chưa cho nộp nếu giá chưa phù hợp…cũng tác động tới thị trường bất động sản. 

Những động thái đó khiến thị trường bất động sản an toàn và văn minh hơn, quay về giá trị thực hơn. Như vậy, xét về lâu về dài thì thị trường đang có những biến chuyển tích cực. Nó dần trở về trạng thái cân bằng hơn, khó hình thành bong bón hơn.

Xét về mặt tác động của lạm phát, ông Lực đưa ra nhận định rằng,  tác động tiêu cực sẽ áp đảo tích cực. Một khi lạm phát tăng, các nước buộc phải can thiệp bằng phương án tăng lãi suất. Hiện nay, khoảng 80 quốc gia khác nhau đã và đang tăng lãi suất. Mặt bằng lãi suất bị đẩy lên, nghĩa vụ trả nợ của người đang vay nhiều lên, tỉ giá tăng lên, nội tệ các nước mất giá… 

Nếu vay ngoại tệ sẽ bị thiệt 2 lần. Thứ nhất là lãi suất tăng và tiếp đến là tỷ giá tăng. Khi lạm phát tăng buộc phải tăng lãi suất thì đầu tư tiêu dùng sẽ bị cắt giảm, kinh tế giảm đà phục hồi. Hiện nay, một bộ phận chuyên gia, nhà phân tích còn e ngại tình trạng suy thoái. 

Ông Lực khẳng định mặc dù không xảy ra suy thoái toàn cầu nhưng cục bộ ở một vài quốc gia nếu làm quá đà, ứng xử thiếu linh hoạt. Khi lạm phát tăng, giá cả sẽ tăng theo, tâm lý “té nước theo mưa” thúc đẩy giá cả tăng theo. Khi đó, tâm lý phòng thủ xuất hiện, người dân sẽ bớt ăn tiêu, ngừng đầu tư… 

Nhìn về mặt tích cực thì giá bất động sản sẽ thực hơn, nhiều người nghĩ đến việc mua bất động sản, cho rằng kinh tế suy thoái, thị trường chững là cơ hội mua vào. Ngoài ra, trong bối cảnh lạm phát thì bất động sản cũng là một kênh tạm thời trú ẩn khi rủi ro để chờ thời, nhưng thời điểm này chỉ thuận lợi cho đầu tư dài hạn, khó lướt sóng.

Ông Lực đánh giá, lạm phát không còn nằm ở dự báo mà thực tế đã và đang xảy ra, nhưng quan trọng là điều tiết ở mức độ nào. Tại Việt Nam, Chính phủ đang cố gắng điều tiết lạm phát ở mức 3,8-4,2%, là mức chấp nhận được, không gây rủi ro cho nền kinh tế. Việt Nam cũng là nước hiếm hoi duy trì tốc độc GDP tăng trưởng cao hơn lạm phát.

Tham gia nhóm KIẾN THỨC ĐẦU TƯ để cập nhật những thông tin mới nhất

Hoặc liên hệ:

NG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FINTECH LAND

ĐĂNG KÝ TÌM HIỂU NGAY TẠI ĐÂY

BÀI NỔI BẬT

spot_imgspot_img

0945 031 254