Tin lời môi giới bất động sản với những lô đất đẹp, sinh lời cao, nhiều nhà đầu tư “khóc thét” vì tiền mất, đất chẳng có, không biết kêu ai.
Năm 2021 và đầu năm 2022, thị trường bất động sản chứng kiến cơn “sốt đất” đổ bộ khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Nhiều nhà đầu tư mới với kinh nghiệm “non tơ” thấy người ta “làm giàu” cũng ôm tiền đua theo xu hướng, với niềm tin kiếm lời nhanh chóng từ bất động sản.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, lao vào các cơn sốt đất chỉ có số ít người may mắn mà thôi. Khi cơn sốt đã “nguội”, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính hay vay vốn để mua đất phải dở khóc dở cười vì có đất nhưng đất không bán được, thậm chí phải cắt lỗ.
Cụ thể, chị Nguyễn Xuân (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vào đầu tháng 3 vì tin vào những lời khẳng định chắc nịch của môi giới bất động sản: “Em chắc chắn lô đất này chỉ 2 tuần sau có khi chị lãi đến cả trăm triệu đồng, chị cứ mua trước, em sẽ lo đi tìm khách hàng mua cho chị”.
Do không có nhiều kinh nghiệm đầu tư bất động sản trước đó, chị Xuân đã chốt xuống tiền mua mảnh đất rộng gần 100m2 ở Bắc Giang, với giá 2,5 tỷ đồng, trong đó có 1,5 tỷ đồng là đi vay mượn.
Chị Xuân chia sẻ:
“Thấy thông tin sốt đất tràn lan, người người bỏ tiền, tôi cũng ôm hy vọng kiếm lời được từ việc đầu tư bất động sản. Sau khi mua một thời gian, tôi liên hệ lại với môi giới thì nhận được câu trả lời, thị trường đang tạm chững lại nên chưa tìm được khách mua. Đến bây giờ, mảnh đất của tôi vẫn không bán được, nên vẫn đang phải gánh cả đống nợ”.

Tương tự chị Xuân, anh Hưng – một nhà đầu tư tay ngang tại Thanh Xuân (Hà Nội) khi thấy giá đất vẫn liên tục tăng mạnh ở nhiều khu vực, lại sợ mất cơ hội “đổi đời”, nên khi trong tay đang có 1,5 tỷ đồng, anh Hưng đã lùng sục khắp nơi để tìm đất.
Sau nhiều ngày lùng sục, nhận thấy thị trường vẫn nóng và tin lời thu chênh lệch trăm triệu từ môi giới bất động sản, anh Hưng quyết định xuống tiền mua mảnh đất tại Thanh Oai (Hà Nội), diện tích 87m2 với mức giá 3 tỷ đồng, tính ra là 34,4 triệu đồng/m2. Anh Hưng phải đi vay 1 nửa số đó (1,5 tỷ). Đến bây giờ, do cần tiền nên anh Hưng phải rao bán đất nhưng vẫn không có người mua. Lo sợ phải cắt lỗ, anh Hưng đi tìm môi giới và chấp nhận phí hoa hồng cao nhưng đến nay tất cả vẫn im lìm.
Ông Phan Công Chánh, Chuyên gia bất động sản nhận định, đầu tư trong thời điểm “sốt đất” thì chỉ có khoảng 20% nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn, còn lại 80% chủ yếu là các nhà đầu cơ muốn thu được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Trào lưu “lướt sóng” chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thành thạo thị trường. Trường hợp các nhà đầu tư lao đao vì sốt đất thường là những người mới, ít kinh nghiệm, kiến thức và đầu tư chạy theo đám đông.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cho biết, do yếu tố đầu cơ nên hiện nay có nhiều khu vực thiết lập mặt bằng giá mới rất cao gây ra tác động rất lớn đến sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản. Giấc mơ sở hữu nhà của những người có thu nhập thấp đến trung bình ở các đô thị ngày càng trở nên xa vời.
Ông Châu cho rằng mâu thuẫn lớn nhất hiện nay của thị trường bất động sản là tình trạng lệch pha cung cầu. Nguồn cung nhà ở cao cấp, căn hộ nghỉ dưỡng bị dư thừa trong khi nguồn cung bất động sản cho người thu nhập thấp lại thưa thớt.
Vì vậy, thời điểm này nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những lời mời chào quá hấp dẫn từ môi giới bất động sản. Trước khi bỏ vốn, phải xác định được nguồn tiền hiện có và nguồn tiền đi vay là bao nhiêu, thị trường đang ở giai đoạn nào. Tốt nhất các nhà đầu tư “non tay” nên đi hỏi ý kiến từ những người đã có kinh nghiệm để có thêm kiến thức và bài học từ những người đi trước.
Hiện nay, Fintech Land đang sở hữu quỹ đất phủ rộng từ Bắc tới Nam, có rất nhiều lô đất “đẻ ra vàng” với tiềm năng cực lớn trong tương lai, và điều quan trọng là tất cả đều có giấy tờ pháp lý, hồ sơ minh bạch, đầy đủ.
Quý nhà đầu tư, đối tác quan tâm đến các gói đầu tư của Fintech Land, vui lòng liên hệ: