Tổng quan thị trường chứng khoán những năm vừa qua
Tương tự như giai đoạn từ năm 2006 đến 2007, Vn-Index phải mất hơn 10 năm mới có thể chinh phục lại ngưỡng 1.200 điểm. Và để đạt được mức mới, thị trường phải tới mất 4 năm nữa. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường chúng ta đang quay lại thời điểm năm 2018, khi VN-Index suýt soát ở ngưỡng 1.200.
Vào ngày 20/7/2000, trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã được khai trương. Các giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam và tổ chức phiên giao dịch lần thứ nhất vào ngày 28/7/2000. Đây là sự đánh dấu ra đời chính thức của tổ chức chứng khoán Việt Nam.
Ảnh: Tạp chí tài chính
Thị trường chứng khoán qua 22 năm đã có những màu sắc như thế nào?
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua nhiều thất vọng bên cạnh những kỳ vọng thực tế.
Về những kỳ vọng, không thể phủ nhận có những thời điểm thị trường chứng khoán tại Việt Nam tăng trưởng lớn mạnh nhất trên thế giới. Cụ thể vào năm 2021.
Lần đầu tiên, theo số liệu thu thập từ WFE, 173% là tỷ suất vòng quay chứng khoán của thị trường Việt Nam năm 2021. Con số này vượt qua mốc 99,8% mức tăng trưởng của thị trường Thái Lan.
Hơn nữa, vào cuối năm 2021, vốn hóa thị trường cổ phiếu trên HOSE cán mốc 5,8 triệu tỷ đồng. Cùng đó là 46 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa vượt mức 1 tỷ đô. Trong đó nổi bật phải kể đến 3 doanh nghiệp đạt mức vốn hóa 10 tỷ đô.
Hơn 49,000 tỷ đồng đã được huy động thông qua thị trường chứng khoán, tăng hơn 5 lần so với năm 2020.
Ảnh: CafeF
Lượng tài khoản cá nhân mở mới vào 5 tháng đầu năm 2022 là khoảng gần chạm mốc 1,4 triệu tài khoản. Con số này gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến hết tháng 5 đạt mốc 5,65 triệu, ngang mức hơn 5,7% dân số cả nước.
Con số này vượt mức theo kế hoạch đề ra theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán của nước ta tính đến năm 2030. Con số dự kiến thấp hơn con số thực tế đạt được, là 5 %.
Đứng trước thành công ấy, lãnh đạo bộ tài chính nhận định rằng quy mô và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán phát triển nhanh chóng.
Cụ thể, quy mô thị trường chứng khoán đạt 92,1% GDP. Con số này với thị trường trái phiếu là 38,45% GDP. Trong đó, quy mô của trái phiếu doanh nghiệp là 14,1%.
Ảnh: CafeF
Về mặt vấn đề, thị trường chứng khoán cũng không thoát khỏi các vấn đề tồn đọng như hiện tượng làm giá, thao túng giá cổ phiếu, hiện tượng lách quy định của pháp luật khi phát hành và giao dịch chứng khoán.
Cụ thể, VN-Index chạm mốc lịch sử ngày 6/1/2022 tại 1.528,57 điểm. Điểm sau đó giảm rất mạnh từ cuối quý 1/2022 sau khi cơ quan quản lý tiến hành một loạt các giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) ngày càng minh bạch, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Thị trường đã thực sự xôn xao trước thông tin về giao dịch bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nhưng không minh bạch về thông tin. UBCK đã ra quyết định có một không hai trong lịch sử. Đó là huỷ bỏ toàn bộ giao dịch của ông Quyết. Theo đó, ông sẽ bị phạt 1,5 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất theo quy định hiện hành về chứng khoán và đình chỉ giao dịch 5 tháng.
Vẫn tiếp diễn, tháng 3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam ông Trịnh Văn Quyết để điều tra tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.
Ông cùng với một số người bị cáo buộc đã “thao túng thị trường chứng khoán”, “che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Liên hệ hợp tác:
Quý nhà đầu tư, đối tác quan tâm đến các gói đầu tư của Fintech Land, vui lòng liên hệ: