Room tín dụng là gì? Chi tiết về room tín dụng

Date:

CHUYỂN ĐỘNG ĐẦU TƯ

Vì sao bạn thất bại trong việc tiết kiệm tiền?

Việc lập kế hoạch tài chính của nhiều người...

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không?

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng hàng tháng...

Cách gửi tiết kiệm ngân hàng sinh lời tối đa

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức...

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất?

1. Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì? Gửi tiết...

Xu hướng tích sản 2022 – Nhà phố Hà Nội

1/ Xu hướng tích sản tại Thủ đô Nhờ tính...

Room tín dụng là gì?

Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng. Nó xuất hiện từ khoảng năm 2011 nhưng thời gian gần đây mới có nhiều người biết tới. Vậy room tín dụng là gì và được quy định như thế nào? Hãy cùng tietkiemsinhloi tìm hiểu về vấn đề này!

1. Room tín dụng là gì? Hạn mức cấp tín dụng được quy định thế nào?
Thuật ngữ room tín dụng bắt nguồn từ nghĩa đen của room – nghĩa là sức chứa, dung lượng, căn phòng,…

Room tín dụng là giới hạn cho vay của các ngân hàng, nghĩa là giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng.

Room tín dụng là gì? Tất tần tật về room tín dụng
Room tín dụng thường được sử dụng trong ngân hàng

Hạn mức tín dụng là khả năng ngân hàng (bên cho vay) đồng ý hoặc cam kết cung cấp tài chính cho người đi vay trong một phạm vi tài chính nhất định. Hạn mức tín dụng của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Theo quy định tại Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010Luật số 17/2017/sửa đổi, bổ sung năm Luật các tổ chức tín dụng Hạn mức cấp tín dụng được quy định như sau:

Đối với các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô – đây là một trong các loại hình tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty TNHH nhằm thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân, hộ gia đình thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ:

+) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với 1 khách hàng tối đa không vượt quá 15% vốn tự có.

+) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng cho 1 khách hàng và người có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có.

NHTM quy định tổng mức dư nợ cấp tín dụng với 1 khách hàng tối đa không vượt quá 15% vốn tự có

Đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có và không quá 50% đối với khách hàng và người có liên quan.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 128, mức dư nợ cấp tín dụng này bao gồm khoản vay tín dụng, tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.

Giả sử, vốn tự có của một ngân hàng A là 5000 tỷ đồng. Vậy room tín dụng – hạn mức cấp tín dụng – giới hạn cho vay của ngân hàng A cho một khách hàng là 15% x 5000 tỷ = 750 tỷ. Khách hàng sẽ được vay trong giới hạn 750 tỷ đó mà thôi.

– Một số trường hợp đặc biệt:

+) Nếu nhu cầu vay tín dụng của khách hàng và người có liên quan vượt hạn mức cho vay nêu ở trên, thì các ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể cấp tín dụng theo hình thức hợp vốn để có giới hạn room tín dụng rộng hơn, đảm bảo nhu cầu vay của khách hàng.

+) Trong một số dự án, nhiệm vụ liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội mà khả năng cung cấp tín dụng, khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định việc cấp tín dụng vượt hạn mức nhưng phải đảm bảo điều kiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Hướng dẫn cách vay tiền ngân hàng

2. Các trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng:

Không được cấp tín dụng (Tham khảo Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng) Hạn chế cấp tín dụng (Tham khảo Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng) 
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức dưới đây:

– Thành viên HĐQT, thành viên HĐTV, thành viên BKS, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh khác tương đương trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng.

– Cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người nêu trên hoặc các khách hàng khác trên cơ sở bảo đảm của những người trên.

– Pháp nhân là cổ đông có người đại diện quản lý phần vốn góp nằm trong thành viên HĐQT, BKS của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.

– Pháp nhân là thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu tổ chức tín dụng là công ty TNHH.

– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán do tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

Tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng ưu đãi với các đối tượng dưới đây:

– Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức của mình, thanh tra viên đang thanh tra tổ chức của mình.

– Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Chủ tịch và thành viên HĐQT; Trưởng ban và thành viên khác trong BKS, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân.

– Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập.

– Doanh nghiệp có một trong các đối tượng sau sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó: Thành viên HĐQT, thành viên HĐTV, thành viên BKS, Tổng giám đốc/Giám đốc, Phó Tổng giám đốc/Phó giám đốc và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài.

– Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng.

– Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng đó nắm quyền kiểm soát.

Room tín dụng được dùng khá nhiều trong lĩnh vực bất động sản thời gian gần đây. Vậy tại sao lại phải cần áp room tín dụng và liệu có nên nới room tín dụng hay không?

Mời quý độc giả đón đọc trong bài viết kế tiếp.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ mong muốn về đầu tư bất động sản, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0945031254 (Chuyên viên tư vấn)

 

BÀI NỔI BẬT

spot_imgspot_img

0945 031 254