Việc lập kế hoạch tài chính của nhiều người bị cản trở bởi những thói quen xấu như: tiêu quá nhiều tiền, suy nghĩ thiếu thực tế hoặc không đặt mục tiêu.
Nếu bạn mãi vẫn không thể tiết kiệm tiền, câu hỏi đầu tiên phải tự hỏi bản thân là “Tại sao?”. Nếu bạn không thể tìm thấy câu trả lời của mình, hãy kiểm tra xem trường hợp của bạn có giống với một trong sáu trường hợp được liệt kê bên dưới hay không:
1. Lãng phí tiền bạc bừa bãi
Peter Huminski, Chủ tịch kiêm cố vấn tiền bạc tại Thorium Wealth Management cho biết, nếu bạn đang tiêu hết hoặc nhiều hơn số tiền của mình mỗi tháng, bạn cần xác định “nguồn cơn“ gây ra tình trạng này. Có thể thói quen đến trung tâm mua sắm hàng tuần mỗi khi lương về, có thể bạn thích trải nghiệm những tiện ích công nghệ đắt tiền hay bạn có thói quen đi dạo phố hoặc đi ăn hàng tuần…
Nhưng đối với hầu hết chúng ta, chi tiêu cho việc ăn uống chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tiền bạc. Ví dụ, đi ăn ở ngoài mọi lúc là một thói quen “giết chết” khả năng tiết kiệm tiền của bạn.
Thay vào đó, hãy mang theo thức ăn tự nấu ở nhà hoặc chọn ăn cơm công ty. Nghe thì có vẻ không đáng là bao, nhưng nếu cộng lại, bạn có thể “ngạc nhiên” trước kết quả. Không chỉ vậy, nó còn tốt cho ví mà tốt cho cả dạ dày của mình vì ăn đủ chất, lại bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nữa.
2. Không có bất kỳ mục tiêu nào
Joseph Carbone, chuyên gia lập kế hoạch tài chính tại Focus Planning Group cho biết: Không có mục tiêu có thể làm tổn thất tiền của chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta nhận ra. Nhiều người muốn tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, mua nhà, mua xe mới, hoặc xây dựng quỹ khẩn cấp, nhưng họ không biết con số chính xác là bao nhiêu.
Nếu bạn muốn tiết kiệm cho một mục tiêu cụ thể, bạn cần đặt số cuối cùng trước và sau đó triển khai ngược lại. Ví dụ, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và phát hiện ra rằng bạn cần một số tiền 5 tỷ để nghỉ hưu, hãy xác định xem bạn còn lại bao nhiêu năm trước tuổi nghỉ hưu. Cuối cùng xác định thu nhập, số tiền và khoản tiết kiệm hàng tháng của bạn là bao nhiêu.
3. Không hành động
Nhiều người thực sự tin rằng họ đang làm điều tốt nhất với tiền của họ. Họ tin rằng họ có tài khoản tiết kiệm hơn, các hóa đơn được kiểm soát tốt hơn và không mắc nợ. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối tháng, thực tế thường khác xa so với dự kiến.
Nếu bạn luôn lạc quan về tình hình tài chính của mình nhưng lại thường xuyên rơi vào tình trạng nợ nần hoặc túng thiếu, đó có thể là do bạn hành động chưa đủ.
Trong những tình huống như thế này, nếu bạn không giỏi hành động, hãy thiết lập chế độ tự động trích tiền cho các khoản chi cố định hàng tháng như: Lập tài khoản tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, v.v.
4. Không thể nói “Không”
Ngành công nghiệp quảng cáo đang thực sự phát triển mạnh mẽ. Chúng ta sẵn sàng xếp hàng để đợi những chiếc iPhone mới nhất và chấp nhận mức giá cho một tuần, một tháng lương hoặc hơn. Chúng ta mua quần áo đắt tiền và các tiện ích khác theo xu hướng. Và khi không có tiền mặt để trả, thẻ ghi nợ chính là “chiếc phao cứu sinh” ngay lập tức.
Hãy biết cách nói “không” với những gì bản thân muốn.
Đó có thể là những thứ không thực sự cần cho bạn. Học cách trì hoãn sự hài lòng, tiết kiệm tiền cho những mục tiêu cụ thể và ưu tiên chi tiêu.
5. Không biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên
Hãy dành sự ưu tiên từng bước cho các kế hoạch tiết kiệm, trả nợ và đầu tư. Vì vòng xoáy chi tiêu vẫn xoay quanh chúng ta mỗi ngày. Nếu không dành sự ưu tiên trong chi tiêu, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng tiêu những thứ không cần để rồi vay mượn để mua những thứ cần.
6. Không theo dõi tình hình chi tiêu
Theo chuyên gia tài chính Kenneth Fayers, nhiều người có thu nhập cao nhưng khả năng tiết kiệm rất ít. Ông thường phải dạy khách hàng cách tiết kiệm, chi tiêu và giúp họ đưa ra các quyết định chi tiêu liên quan đến mục tiêu dài hạn của họ.
Nếu bạn không theo dõi các danh mục chi tiêu của mình, bạn đang lãng phí rất nhiều tiền mỗi tháng. Josh Brein, một chuyên gia tài chính tại Brein Wealth Management, cho biết ông luôn khuyên khách hàng và bạn bè nên tập trung tối đa vào việc theo dõi các khoản chi tiêu cũng như theo dõi các dòng thu nhập, giúp bạn biết chính xác nơi nào nên cắt giảm chi tiêu để chuẩn bị cho những sự cố bất ngờ xảy đến.
Trên đây, tietkiemsinhloi.com vừa chia sẻ với độc giả về nguyên nhân khiến bạn mãi thất bại khi tiết kiệm tiền. Hi vọng bạn đọc đã nhận ra được những vấn đề của mình và tiết kiệm tiền thành công.
Hotline: 0945031254 (Chuyên viên tư vấn)