Những phân khúc bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch

Date:

CHUYỂN ĐỘNG ĐẦU TƯ

Vì sao bạn thất bại trong việc tiết kiệm tiền?

Việc lập kế hoạch tài chính của nhiều người...

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không?

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng hàng tháng...

Cách gửi tiết kiệm ngân hàng sinh lời tối đa

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức...

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất?

1. Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì? Gửi tiết...

Xu hướng tích sản 2022 – Nhà phố Hà Nội

1/ Xu hướng tích sản tại Thủ đô Nhờ tính...

Phân khúc bất động sản nào chịu tác động nặng nề nhất sau đại dịch covid? Kết thúc giãn cách xã hội, cách ly dài ngày, nền kinh tế chao đảo và bất động sản cũng chịu những áp lực không nhỏ. Vậy loại hình BĐS nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất sau covid 19? Mời quý độc giả cùng Fintech Land tìm hiểu.

Theo tình hình thực tế, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu suy giảm từ năm 2019. Sau đó, dịch Covid-19 diễn ra, kéo dài và phức tạp trong suốt 2 năm khiến thị trường vốn giảm tốc lại càng thêm khó khăn.

1. Bất động sản du lịch gần như đóng băng

Những đợt giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập khiến hoạt động tổ chức lễ mở bán, lễ ra mắt dự án của các chủ đầu tư gần như bị đóng băng. Việc gặp gỡ khách hàng của môi giới cũng bị ngưng trệ. Thị trường bất động sản nhuốm màu trầm lắng, thậm chí một số phân khúc bất động sản trở nên đóng băng, tê liệt một thời gian dài, đặc biệt là bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng, bất động sản bán lẻ và bất động sản nhà ở.

Trong 2020-2021, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Các chính sách hạn chế đường bay, đóng cửa biên giới, cắt giảm tần suất đường bay quốc tế được áp dụng góp phần hạn chế sự lây lan khiến hoạt động du lịch bị gián đoạn và gần như dậm chân tại chỗ trong suốt 2 năm liền.

Mở cửa du lịch hiệu quả, an toàn

Trong 9 tháng đầu năm 2021, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 114,5 nghìn lượt người, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là khách quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển do khả năng chi trả cao cho các hoạt động ăn uống, nghỉ dưỡng, trải nghiệm và thời gian lưu trú dài ngày. Báo cáo Tổng cục Du lịch cho biết, lượng khách quốc tế chiếm 45% nhưng tổng thu chiếm tới 55%, trong khi khách nội địa chiếm 55% nhưng tổng thu chỉ đạt 45% mà thôi.

Những thị trường mạnh về phát triển du lịch cũng trải qua thời kỳ 9 tháng đầu năm 2021 giảm mạnh. Hà Nội giảm 55,4%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 56,2%; Quảng Ninh giảm 31,5%; Đà Nẵng giảm 42%; Hải Phòng giảm 55,7%; Thừa Thiên – Huế giảm 63,1%; Bình Dương giảm 67,8%; Quảng Nam giảm 82,4%; Khánh Hòa giảm 89,5%; Cần Thơ giảm 45,3%.

Giá cho thuê bình quân phòng khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng giảm khoảng 20-25% so với thời điểm đầu năm 2021 (Theo báo cáo thị trường của Bộ Xây dựng). Một số dự án khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng đã buộc phải dời lịch khai trương do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 vào tháng 5 năm 2021.

Phân khúc bất động sản du lịch trở nên đóng băng, tê liệt một thời gian dài trong dịch covid

2. Bất động sản bán lẻ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Bên cạnh phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản bán lẻ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Tại thị trường Hà Nội, các trung tâm thương mại ở các quận mới như Hà Đông, Long Biên, Nam Từ Liêm, tỷ lệ trống lên tới 35-45%, phần còn lại hầu như chỉ mở cửa để duy trì hoạt động. Mặt bằng nhà phố các quận trung tâm chỉ có khoảng 50% mở cửa đón khách. Tỷ lệ trống tăng cao đồng nghĩa với giá cho thuê giảm đáng kể. Cụ thể, giá chào thuê mới trung bình tầng trệt và tầng 1 khu vực ngoài trung tâm đạt 24 USD/m2/tháng, giảm 4% theo quý và giảm 4% theo năm.

Tại TP.HCM, dữ liệu của Savills cho biết, tỷ lệ tăng giá hằng năm cũng giảm từ trung bình tăng 8% mỗi năm nay chỉ còn 5% mỗi năm. Điều này khiến tổng giá trị của một chu kỳ thuê của 1 bất động sản thương mại giảm đáng kể, giá thuê cho hợp đồng mới phần lớn được giữ nguyên, thậm chí giảm 20-30%. Chủ đầu tư nhiều trung tâm thương mại lớn buộc phải giảm giá thuê 20-50% tùy ngành hàng vào những tháng thấp điểm lượng khách mua sắm, miễn phí tiền thuê, miễn phí phí dịch vụ hoặc giảm 50% phí dịch vụ trong suốt thời gian giãn cách.

Bất động sản nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM cũng ghi nhận tình trạng ảm đạm không kém. Tại Hà Nội, trong quý 3/2021, do ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19, số lượng căn hộ bán được trong quý chỉ đạt 2.400 căn, giảm 50% theo quý.

Tại TP.HCM, trong quý 3/2021, nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 3.000 căn – đạt mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, giảm 18% theo quý và 70% theo năm. Tổng lượng giao dịch chỉ đạt hơn 400 căn, giảm 70% theo quý và 94% theo năm, trong khi tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 14%. Lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ của quý 3/2021 ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

Năm 2022, thị trường sẽ biến chuyển như thế nào, các phân khúc bất động sản liệu có những hướng đi sáng hơn? Quý độc giả có thể xem thêm:

>>>>Đầu tư bất động sản 2022 liệu có nên? 

 

Liên hệ hợp tác đầu tư:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FINTECH LAND

ĐĂNG KÝ TÌM HIỂU NGAY TẠI ĐÂY

 

BÀI NỔI BẬT

spot_imgspot_img

0945 031 254