Sau thời gian biến động thị trường bất động sản và những cơn sốt đất, nhiều nhà đầu tư vẫn đang phải chờ đợi, nghe ngóng tình hình từ những chính sách mới.
Đoạn kết của giai đoạn sốt nóng bất động sản vừa qua là nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư mới vào thị trường buộc phải rời bỏ cuộc chơi. Thay vào đó, cơ hội và nhường chỗ cho những người có tiềm lực tài chính.
1. Tâm lý cất giữ tiền chờ đợi của nhà đầu tư
Ông Lê Đình Chung, Phó Tổng giám đốc Hải Phát Land cho biết, sau những biến động về chính sách tín dụng thời gian qua, cùng với nỗi lo lạm phát, nhiều nhà đầu tư có tâm lý cất giữ tiền, chờ đợi nghe ngóng động thái mới của Chính phủ rồi mới quyết định đầu tư hay không.

Bên cạnh đó, trước hiện tượng giá đất tăng ảo liên tục với những cơn sốt lan rộng từ Bắc chí Nam, nhà đầu tư cũng trở nên e dè bởi việc tăng giá nhanh và ảo khiến biên độ lợi nhuận của hoạt động đầu tư gần như không còn.
Theo phản ánh của nhiều nhà đầu tư, giá đất qua môi giới vẫn tăng liên tiếp nhưng trên thực tế, vẫn không có người hỏi mua dù rao bán từ nhiều tháng nay .
Các giao dịch về sản phẩm đầu tư hiện cũng đang gặp khó khăn. Bất động sản trên 10 tỉ đồng giao dịch rất ít, những sản phẩm dưới 7-8 tỉ đồng có thanh khoản, nhưng thị trường vẫn đang rất chậm.
Hiện nay, chênh lệch cung cầu đang thể hiện rất rõ rệt trên thị trường bất động sản. Những người có nhu cầu ở thực thì lại không có nguồn cung để mua. Sản phẩm tập trung ở phân khúc cao cấp thì không bán được.

2. Giá Bất động sản khó giảm
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Công ty Soho Việt Nam nhận định, giai đoạn trước thị trường Bất động sản rất phát triển, giá tăng, dự án nhiều, tăng trưởng tín dụng đẩy Bất động sản phát triển từ 30-37%.
Tuy nhiên, sang 2022, tín dụng Bất động sản siết, trái phiếu bị siết, nguồn cung thiếu – thực tế dòng tiền tín dụng không đổ vào nữa khiến giá Bất động sản chững lại thậm chí là đi xuống.

Ông Cần cho rằng các nhà đầu tư đều đang đang ở trạng thái nghe ngóng tình hình, lo tiền trả trái phiếu, ngân hàng trong khi lượng bán ra chậm.
Hiện nay, nhiều dự án đình trệ do thiếu thủ tục hồ sơ pháp lý, kéo theo tình trạng thiếu nguồn cung, đặc biệt tại các thị trường lớn và sôi động như TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội…
Tại TP.HCM năm 2022, chỉ có 3-4 dự án Bất động sản trong khi nhu cầu thị trường cần từ 50-60 dự án. Nhiều dự án gặp phải các khó khăn như kẹt tài chính, thủ tục thuế…
Dự báo về thị trường những tháng cuối năm, ông Cần của Soho Việt Nam nhận định, với lãi suất như hiện nay, nếu người vay cần bán thì giá Bất động sản mới giảm. Còn những người không cần vay khi nguồn cung Bất động sản lớn, nhu cầu về Bất động sản ở thực tế cao thì giá Bất động sản khá chắc.

Trong thời điểm bất động sản chững lại như hiện nay, nhiều nhà đầu tư vẫn muốn tham gia vào thị trường này và sinh lời hiệu quả chỉ có 1 cách duy nhất. Đó chính là tham gia vào kênh hợp tác đầu tư. San sẻ rủi ro, nhân đôi lợi nhuận, an toàn pháp lý chính là những ưu điểm vượt trội của hình thức này.
Quý nhà đầu tư có nhu cầu tìm hiểu, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GLOBAL FINANCE