Nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng ngày càng tăng cao khiến bất động sản nghỉ dưỡng ngày càng trở thành kênh đầu tư thu hút và là trào lưu mới cho các nhà đầu tư.
Vậy đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng như thế nào để tạo ra lợi nhuận?
1. Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?
Bất động sản nghỉ dưỡng (Resort Real Estate) là dòng sản phẩm bất động sản được xây dựng tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng với mục đích phục vụ du khách, cung cấp các dịch vụ lưu trú, thương mại… để gia tăng trải nghiệm và tiện ích cho khách du lịch.
Các loại hình bất động sản phổ biến hiện nay là: biệt thự biển, biệt thự trên đồi, mini hotel, shophouse, căn hộ khách sạn.
Có 2 hình thức đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Thứ nhất là chủ đầu tư tự đầu tư kinh doanh và thu lợi nhuận 100%. Thứ hai là thuê lại để vận hành kinh doanh, sau đó chia nguồn lợi nhuận thu được theo thỏa thuận từ trước. Hình thức thứ hai đang phổ biến hơn ở Việt Nam.
2. Những loại hình bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay
2.1. Condotel
Condotel (viết tắt của condo & hotel), nghĩa là căn hộ khách sạn. Về hình thức, condotel giống như một chung cư cao cấp nhưng hoạt động giống như một khách sạn. Condotel thường phân bố ở các thành phố lớn và các khu vực nghỉ dưỡng lớn.
Condotel tích hợp cả chức năng của một khách sạn và của một căn hộ. Condotel được thiết kế với đầy đủ tiện ích bếp, phòng ngủ, phòng khách đồng thời có hệ thống đặt phòng và các dịch vụ khách sạn như nhà hàng, dịch vụ phòng 24/24, dịch vụ thư tín, hộp đêm, câu lạc bộ sức khỏe, hồ bơi… Điểm khác biệt của condotel so với khách sạn chính là condotel cho phép khách mua hoàn toàn quyền sở hữu căn hộ để nghỉ dưỡng hoặc cho thuê. Khách sạn chủ yếu để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng mà thôi.

2.2. Biệt thự nghỉ dưỡng
Villa (hay Biệt thự nghỉ dưỡng) là những căn nhà cao cấp có diện tích rộng, kèm theo sân vườn mang phong cách thiết kế riêng biệt. Đây là phân khúc bất động sản cao cấp, phù hợp với đối tượng khách hàng có điều kiện kinh tế và tài chính vững chắc. Biệt thự được phân nhóm thành: biệt thự đơn lập, biệt thự đơn lập, biệt thự tứ lập và biệt thự liền kề.
– Biệt thự biển: loại hình biệt thự được xây dựng gần các bãi biển đẹp, có tiềm năng du lịch phát triển, được trang bị đầy đủ tiện ích như một biệt thự thông thường, để phục vụ mục đích nghỉ dưỡng của chủ nhân và du khách.
– Biệt thự đồi, núi được xây dựng ở những khu du lịch sinh thái nằm trong khuôn viên của đồi núi hoặc có vị trí bên sườn đồi, thiết kế để tận dụng tối đa lợi thế cảnh quanh, không gian xanh, rộng của thiên nhiên và không khí trong lành.
– Biệt thự ven sông, hồ: bất động sản được xây dựng tại những khu sông, hồ có phong cảnh đẹp, hội tụ linh khí và phong thủy.
>>> Xem thêm: Cho thuê nhà xưởng – 9 kinh nghiệm xương tủy cần nhớ
2.3. Nhà phố thương mại
Nhà phố thương mại (Shophouse) là loại hình nhà ở kiểu mới, kết hợp giữa không gian để ở, vừa để làm cửa hàng hoặc văn phòng kinh doanh.
2.4. Biệt thự thương mại
Biệt thự thương mại (Shop villa) là phiên bản cao cấp hơn của Shophouse. Shop villa cần diện tích sử dụng lớn, thiết kế phong cách hiện đại để phù hợp với mục đích sinh hoạt gia đình và kinh doanh dịch vụ cao cấp như bar, spa, thẩm mỹ viện, showroom,… Shop villa thường phục vụ cho đối tượng khách hàng VIP hoặc khu nghỉ dưỡng nhiều người lưu trú.

2.5. Khách sạn nhỏ
Khách sạn nhỏ (Mini hotel) có quy mô nhỏ, thường có từ 10 đến 100 phòng, có phong cách thiết kế, trang trí nổi bật thường phục vụ mục đích lưu trú.
>>> Xem thêm: Bong bóng bất động sản 2022 – Liệu có xảy ra?
3. Lưu ý khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Tiềm năng khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là vô cùng lớn, đặc biệt trong bối cảnh mức sống ngày càng cao, xu hướng du lịch nghỉ dưỡng càng nhiều. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý đến các yếu tố sau:
3.1. Vấn đề pháp lý
Giấy tờ pháp lý rõ ràng luôn là một điểm lợi cho cả chủ đầu tư và nhà đầu tư, giúp cho nhà đầu tư tránh được những rủi ro như:
– Không vướng phải các dự án “bất động sản ma” , dự án lừa đảo, chiếm dụng vốn của người mua. Không ít người đã rơi vào tình trạng trắng tay do tham gia vào những dự án chưa đầy đủ pháp lý.
– Không đầy đủ về pháp lý dẫn đến trục trặc trong quá trình hoàn thiện và không thể bàn giao công trình đúng thời hạn. Có một số trường hợp chủ đầu tư dừng đột ngột, không thể tiếp tục thực hiện dự án. Do đó, số vốn của người mua bị “chôn” trong các dự án chưa hoàn thiện.
3.2. Vị trí dự án
Vị trí quy hoạch bất động sản nghỉ dưỡng càng đắc địa, giao thông thuận lợi, thiết kế riêng biệt, độc đáo sẽ càng tạo nên sức hút cho các khách du lịch. Trong thời gian tới, xu hướng nghỉ dưỡng sẽ mở rộng ra các địa điểm gần núi, đồi để hướng tới trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên.
3.3. Chất lượng và tiện ích dự án
Chất lượng bất động sản nghỉ dưỡng như sự tiện nghi, thiết kế cảnh quan, các tiện ích như bể bơi ngoài trời, khu vui chơi, mua sắm, giải trí,… đều được đảm bảo nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Sự chuyên nghiệp trong khâu phục vụ và chăm sóc khách hàng cũng cần được chú ý để gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch.
Trên đây là những lưu ý khi tham gia đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, chúc các nhà đầu tư thông thái tìm được những sản phẩm phù hợp, mang tới khả năng sinh lợi cao.
Liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FINTECH LAND
ĐĂNG KÝ TÌM HIỂU NGAY TẠI ĐÂY