Doanh nghiệp BĐS dùng M&A thu gom “hàng“ giá tốt

Date:

CHUYỂN ĐỘNG ĐẦU TƯ

Vì sao bạn thất bại trong việc tiết kiệm tiền?

Việc lập kế hoạch tài chính của nhiều người...

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không?

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng hàng tháng...

Cách gửi tiết kiệm ngân hàng sinh lời tối đa

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức...

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất?

1. Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì? Gửi tiết...

Xu hướng tích sản 2022 – Nhà phố Hà Nội

1/ Xu hướng tích sản tại Thủ đô Nhờ tính...

Dòng tiền M&A không chỉ thu hút tài sản giá tốt, còn giúp tăng khả năng cạnh tranh thị phần trên thị trường đầy biến động.

Sau một thập kỷ “ngủ đông”, dự án Saigon One Tower đã chủ mới Viva Land tên mới IFC One Sài Gòn. Ngoài dự án lớn này, Vivaland tuy vừa gia nhập thị trường tiếp tục tham gia vào các thương vụ M&A đình đám đang gây chú ý khi sở hữu nhiều bất động sản vàng tại các thành phố lớn. Một dự án khác hiện tọa lạc tại Golden Land góc Hàm Nghi Lai Lợi cũng tên Viva Land. Mới đây, công ty tiếp tục chi 550 triệu USD để mua lại tòa nhà văn phòng tại Nội từ CapitaLand Development.

Thắp sáng IFC One mừng đại lễ

Bất động sản đói vốn, “cá mập” lên bờ

Hàng loạt thương vụ của Vivaland diễn ra vào thời điểm thị trường bất động sản liệt do thiếu vốn. Đặc biệt khi thị trường bất động sản trái phiếu doanh nghiệp gặp rủi ro lớn do Tân Hoàng Minh, lãnh đạo FLC bị bắt sự chậm trễ trong việc sửa đổi Nghị định 153.Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm ước đạt gần 200.000 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ. Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản ước chỉ gần 45.000 tỷ đồng, tương đương 22,5%.

12 năm ông Trịnh Văn Quyết lãnh đạo FLC: Tổng tài sản tăng 143 lần, lợi  nhuận có thời vượt nghìn tỷ

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia, cảnh báo, nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán dư nợ trái phiếu chuẩn bị đáo hạn với giá trị ước khoảng 120.000 tỷ đồng trong năm nay và 360.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2022-2024. 

Trên thực tế, thống kê đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng bất động sản xấp xỉ 2,36 triệu tỷ đồng, chiếm 20,74% tổng dư nợ của nền kinh tế; trong đó, cho vay nhà ở chiếm 67%, còn lại là tín dụng kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 33% (0,78 triệu tỷ đồng). Tại Việt Nam, các doanh nghiệp bất động sản thường có vốn tín dụng ngân hàng chiếm khoảng 40%, vốn từ trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 20%.

Vì thế, dư nợ bất động sản phình to có thể gây ra rủi ro khá lớn cho toàn bộ thị trường bất động sản nói riêng và toàn bộ thị trường tài chính nói chung bao gồm cả thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng. 

TOP 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong 6 tháng đầu năm: Có tới

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, doanh nghiệp bất động sản có 2 hướng để xử lý số nợ sắp đến hạn. Thứ nhất, doanh nghiệp có thể mời công ty tư vấn, công ty kiểm toán rà soát lại tài chính của mình và mạnh dạn phát hành tiếp một đợt trái phiếu nữa để đáo hạn. Thứ 2, doanh nghiệp cần tìm mọi cách thanh lý tài sản, thanh lý dự án để trả nợ nhà đầu tư.

Cùng với việc tăng cường rao bán đấu giá tài sản, khoản nợ, các ngân hàng thời gian gần đây cũng đẩy mạnh hoạt động siết nợ thông qua thu giữ tài sản đảm bảo, đặc biệt là bất động sản. 

Mới đây, Ngân hàng BIDV chi nhánh Đại La (Hà Nội) thông báo tổ chức đấu giá tài sản là khoản nợ của Công ty Đầu tư và Bán lẻ BT với giá khởi điểm 250 tỷ đồng. Tài sản thế chấp cho khoản nợ gồm nhiều bất động sản tại một số quận trên địa bàn Hà Nội, trong đó có 2 lô đất tại mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam.

Ngân hàng VietinBank chi nhánh Thành An cũng ra thông báo rao bán khoản nợ có tài sản bảo đảm của khách hàng là Công ty Cổ phần Khách sạn Bến Du Thuyền (Marina Hotel) để xử lý thu hồi nợ vay. Khoản vay hơn 540 tỷ đồng với tài sản đảm bảo bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất rộng gần 6.000 m2 tại Khu Đô thị Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang. 

Marina Hotel

Trong khi đó, Vietcombank cũng thông báo phát mại đất tài sản bảo đảm là loạt bất động sản nhà xưởng của Công ty Kỹ nghệ Evergreen Việt Nam với giá khởi điểm là hơn 926,6 tỉ đồng.

Có thể thấy, khi thị trường khó khăn về dòng tiền cũng là cơ hội “đi săn” của những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Các doanh nghiệp không chỉ dùng công cụ M&A để thu gom tài sản giá tốt mà còn gia tăng sức cạnh tranh, thị phần trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động.

Khi thị trường khó khăn về dòng tiền cũng là cơ hội “đi săn” của những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính

Xu hướng này đang diễn ra với nhiều thương vụ tiêu biểu như Novaland mua lại dự án Kenton Node từ Công ty Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên và đổi tên thành dự án căn hộ cao cấp Grand Sentosa với hơn 1.640 căn hộ tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. 

Masterise Homes mua lại dự án Sài Gòn Bình An và phát triển dự án mới với tên gọi mới là The Global City quy mô 117 ha tiếp giáp với cao tốc Long Thành – Dầu Giây. NVT Holdings mới đây cũng tăng sở hữu lên hơn 94% tại Công ty Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay – đơn vị vận hành 2 khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Van Bay (Khánh Hòa) và Ana Mandara Villas Resort & Spa (Đà Lạt, Lâm Đồng)… 

Ngoài ra, nếu các bạn đang có nhu cầu đầu tư trong phân khúc bất động sản, có thể tham khảo hình thức hợp tác đầu tư của Công ty cổ phần tập đoàn Global Finance .

Global Finance với mức lãi suất được công bố với các nhà đầu tư lên tới 9% với thời gian tham gia hợp đồng linh hoạt. Giá trị hợp đồng đang trải dài từ mức 10 triệu, 30 triệu, 50 triệu, 100 triệu đến 10 tỷ đồng.

Chương trình này đang thu hút lượng lớn nhà đầu tư đông đảo nhờ vào việc cung cấp đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ minh bạch khi ký kết.

Quý nhà đầu tư có thể tham khảo Gói trải nghiệm 10 triệu của Global Finance tại đây để nhận cơ hội gia tăng thu nhập mỗi ngày.

Hotline: 0945031254 (Chuyên viên tư vấn)

BÀI NỔI BẬT

spot_imgspot_img

0945 031 254