Các chỉ số chứng khoán nhà đầu tư nhất định phải nắm rõ

Date:

CHUYỂN ĐỘNG ĐẦU TƯ

Vì sao bạn thất bại trong việc tiết kiệm tiền?

Việc lập kế hoạch tài chính của nhiều người...

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không?

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng hàng tháng...

Cách gửi tiết kiệm ngân hàng sinh lời tối đa

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức...

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất?

1. Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì? Gửi tiết...

Xu hướng tích sản 2022 – Nhà phố Hà Nội

1/ Xu hướng tích sản tại Thủ đô Nhờ tính...

Trước khi đầu tư cũng như lựa chọn loại cổ phiếu phù hợp, việc tìm hiểu kỹ các chỉ số chứng khoán là hết sức quan trọng. Bạn sẽ thường gặp các chỉ số khi giao dịch chứng khoán như: EPS, PE, ROE & ROA, P/B hoặc Beta,… Những chỉ số này có ý nghĩa gì? Hãy cùng dautufintech tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Các chỉ số chứng khoán cơ bản cần biết

Chỉ số EPS – Thu nhập trên một cổ phiếu

EPS (viết tắt của từ Earning Per Share) là lợi nhuậnnhà đầu tư thu được trên một cổ phiếu, thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, thông qua thu nhập công ty phân bổ trên mỗi cổ phần đang được lưu hành. EPS càng cao, khả năng hoạt động sinh lời càng lớn.

Cụ thể, EPS được tính như sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Đặc biệt, chỉ số EPS được xem là tiêu chí quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá và lựa chọn cổ phiếu phù hợp. Chỉ số này cũng là một yếu tố bạn có thể tính được chỉ số P/E và giá trị cổ phiếu.

Chỉ số PE – Hệ số giá trên thu nhập

Chỉ số PE (Price to Earning ratio) dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số này cho thấy, để có một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu thì bạn cần bỏ ra số tiền là bao nhiêu. Nếu PE thấp có nghĩa là giá cổ phiếu này rẻ và ngược lại.

Công thức tính chỉ số PE là:

P/E = Thị giá cổ phiếu (Price)/ Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)

Chỉ số PE rất có ích cho các nhà đầu tư trong việc định giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên quyết định lựa chọn cổ phiếu hoàn toàn dựa trên tỷ lệ PE, chỉ nên mang tính chất tham khảo. Có nhiều trường hợp công ty có thu nhập đột ngột, không lặp lại trong tương lai, điều này cũng làm cho PE thấp tại một thời điểm nhất định như: bán hoặc thanh lý tài sản, các cổ đông bán cổ phiếu để chốt lời,…

Chỉ số ROE & ROA – Tỷ số lợi nhuận ròng

ROE (Return on Common Equity) làỷ số lợi nhuận ròng dựa trên số vốn của chủ sở hữu. Chỉ số ROE thể hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

Công thức tính:

ROE = Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường / Vốn cổ phần phổ thông

ROA (Return on Total Assets) là tỷ số lợi nhuận ròng dựa trên tài sản. Chỉ số này thể hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành dựa trên 2 yếu tố là vốn vay và vốn chủ sở hữu. ROA cao có nghĩa công ty đang có lợi nhuận cao với lượng đầu tư ít.

Công thức tính:

ROA = Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường / Tổng tài sản

Chỉ số P/B – Giá/Giá trị sổ sách

Chỉ số P/B được dùng để so sánh giá hiện tại của cổ phiếu và giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá ghi sổ thể hiện công ty này đang có mức thu nhập trên tài sản cao.

Chỉ số này giúp các nhà đầu tư tìm ra được các loại cổ phiếu có giá thấp bị thị trường bỏ qua. Chỉ số P/E chỉ có thể phản ánh đúng khi bạn xem xét trên các công ty có vốn hóa cao hoặc công ty tài chính do giá trị tài sản lớn.

Công thức tính:

P/B = Giá cổ phiếu hiện tại / (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ)

Chỉ số Beta – Hệ Số Beta

Hệ số Beta được dùng đo lường mức biến động giá và rủi ro của chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư so với thị trường. Nếu thị trường sẽ có hệ số cố định là Beta = 1, cổ phiếu có Beta lớn hơn 1 thì rủi ro sẽ cao hơn và ngược lại. Nghĩa là nếu toàn thị trường giảm, cổ phiếu sẽ mất giá nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu thị trường tăng đều thì cổ phiếu cũng sẽ tăng nhanh hơn, Vì vậy hiều nhà đầu tư chấp nhận mua những cổ phiếu có Beta cao để có được lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.

Các chỉ số chứng khoán quan trọng khác 

Khi đánh giá cổ phiếu, nhà đầu tư không chỉ gặp 5 chỉ số trên mà còn sẽ cần đến những chỉ số chứng khoán quan trọng khác như:

  • Hệ số thanh khoản: Đo lường khả năng chi trả những khoản nợ ngắn hạn của công ty.
  • Chỉ số nợ D/E: cho biết tài sản của công ty hình thành trên nợ hay vốn chủ sở hữu.
  • Cổ tức: Một phần lợi nhuận ròng mà công ty chi trả cho các cổ đông, được trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
  • Đáy cổ phiếu: Để biết được các cổ phiếu giảm nhiều nhất (hoặc tăng cùng thị trường) trong một thời điểm nhất định.

Như vậy trước khi lựa chọn cổ phiếu bất kỳ, nhà đầu tư đều phải đánh giá kỹ càng dựa trên các chỉ số chứng khoán nói tên để tối đa lợi nhuận. Đối với các nhà đầu tư mới, chưa nhiều kinh nghiệm, việc phân tích chuyên sâu qua các chỉ số vẫn là vấn đề khó khăn. Vì thế, lựa chọn đầu tư quỹ mở sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian tìm hiểu, phân tích thị trường mỗi ngày mà vẫn đảm bảo lợi nhuận và tránh rủi ro không mong muốn.

BÀI NỔI BẬT

spot_imgspot_img

0945 031 254