Du lịch tỉnh Khánh Hòa 6 tháng đầu năm 2022 đã bứt phá và đạt hơn 87% kế hoạch của năm. Cùng với đó, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang bắt đầu bứt tốc trở lại với những kỳ vọng sáng hơn sau thời gian giãn cách kéo dài do covid.
1. Khánh Hòa đạt 87% kế hoạch 2022 sau 6 tháng đầu năm
Từ đầu tháng 6 đến 27/6, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã đón 2.518 lượt máy bay cất hạ cánh với gần 429.000 hành khách. Hiện số lượng chuyến bay nội địa đến đây đã vượt cao điểm của năm 2019. So với tháng 5, số chuyến bay cất hạ cánh ở Cảng Cam Ranh đã tăng gần 31%; lượng hành khách tăng khoảng 41%. Cảng hàng không dự đoán số lượng chuyến bay và hành khách trong tháng 7 sẽ còn tăng cao hơn tháng 6.
Các cấp cơ quan Sở, ngành của Khánh Hòa cũng liên tục đưa ra các hoạt động kích thích thị trường du lịch sôi động trở lại. Ngày 3/6, Sở Du lịch tỉnh đã phối hợp với Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh và Vietnam Airlines tổ chức khai trương và đón chuyến bay thẳng từ Singapore đến Nha Trang – Khánh Hòa. Dự kiến từ đầu tháng 7, Vietnam Airlines sẽ khai thác đường bay Nha Trang – Seoul, tần suất mỗi ngày một chuyến.

Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu năm 2022 đón 1,2 triệu lượt khách lưu trú. Tuy nhiên chỉ mới 6 tháng đầu năm đã có hơn 1.046.000 lượt khách du lịch; tức đã đạt hơn 87% so với kế hoạch năm 2022.
Lượng khách nội địa và quốc tế đến Khánh Hòa tăng nhanh góp phần thúc đẩy du lịch Khánh Hòa phục hồi mạnh mẽ, mở đường cho sự nở rộ của loại hình bất động sản nghỉ dưỡng.
2. Thời điểm vàng cho bất động sản nghỉ dưỡng
Cam Ranh hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành “đất vàng” du lịch khi sở hữu Bãi Dài – Top 10 bãi biển đẹp nhất hành tinh với bãi biển dài, cát trắng, nước xanh như ngọc. Hạ tầng giao thông nơi đây thuận lợi, khí hậu ôn hòa, có nắng quanh năm, cùng với việc mở lại đường bay quốc tế hứa hẹn sẽ kích cầu du lịch và mang đến một mùa du lịch bùng nổ.
Các chính sách nhằm nới lỏng các hạn chế đi lại và tăng cường mở cửa du lịch quốc tế đã giúp nhiều khách sạn có thể cải thiện hoạt động kinh doanh. Khách sạn và resort tại các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng cũng đang trong quá trình hồi phục.
3. Phải làm gì để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng?
Điều cần thiết hiện tại để phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là Nhà nước cần sớm hoàn thiện sửa đổi và bổ sung cơ sở pháp lý của bất động sản du lịch trong Luật Đầu tư 2020 và Luật Đất đai 2013…
Sau 2 năm trải qua thời gian nghỉ dịch đằng đẵng kéo dài, ngành du lịch suy giảm nghiêm trọng nhất trong toàn bộ ngành kinh tế. Điều đáng mừng là ngay sau khi thực hiện chiến lược tiêm vacxin phủ rộng cùng với chính sách mở cửa du lịch vào tháng 3/2022, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng khá mạnh ngành du lịch.
Để đáp ứng được lượng khách quốc tế ngày càng tăng, Nhà nước cần phải có động thái để phát triển các cơ sở lưu trú cho ngành du lịch.
Bất động sản nghỉ dưỡng đã trở thành xu hướng trên thế giới từ lâu nhưng ở Việt Nam còn ở mức sơ khai, vẫn chưa được định hình rõ ràng, bởi một số nút thắt về mặt pháp lý.
Cụ thể, theo quy định của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản chỉ có khái niệm chung về bất động sản là công trình xây dựng với mục đích thương mại mà không có khái niệm riêng cho bất động sản du lịch. Vì vậy, các địa phương gặp phải nhiều rào cản khi cần được phê duyệt các dự án mới. Trong khi, chính quyền và địa phương cũng trở nên lúng túng khi phê duyệt các dự án kiểu này.
Một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã đi vào hoạt động, các nhà đầu tư thứ cấp (khách hàng) đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản.
Trong khi đó, một số dự án đã hoàn thành, được nghiệm thu và đưa vào sử dụng được vài năm, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, nhưng hiện nhà đầu tư thứ cấp vẫn chờ đợi được cấp “sổ đỏ”.
Thiếu khung pháp lý khiến một số doanh nghiệp, chủ đầu tư gặp khó khăn. Họ buộc phải nói dối để thuyết phục nhà đầu tư, tiếp cận nguồn vốn tín dụng và thực thi thủ tục hành chính. Chủ đầu tư cũng không được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, tiền thuê dù đầu tư vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có chu kỳ kinh doanh dài hạn.
4. Sớm hoàn thiện khung pháp lý
Để có thể phát triển bất động sản du lịch, Nhà nước cần sớm hoàn thiện sửa đổi, bổ sung cơ sở pháp lý của bất động sản du lịch trong Luật Đầu tư 2020 và Luật Đất đai 2013 và Luật Kinh doanh bất động sản…
Nhà nước nên bổ sung các quy định cụ thể, chi tiết và thống nhất về khái niệm, bản chất và hình thức bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, thông qua việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Bên cạnh đó, những dự án chưa triển khai xây dựng nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận theo loại hình đất ở tại nông thôn (đất ở không hình thành đơn vị ở), được phép chuyển sang đất thương mại dịch vụ.
Ngoài ra, đối với các dự án đã xây dựng và hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo hiện trạng đất ở tại nông thôn, thời hạn sử dụng lâu dài cho các nhà đầu tư thứ cấp.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật khác và đảm bảo thống nhất quản lý của nhà nước có liên quan về đất đai, kinh doanh bất động sản và thủ tục đầu tư trong các luật liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này vừa giúp hài hòa lợi ích các bên, vừa tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư thứ cấp, tạo ra môi trường đầu tư minh bạch trong đầu tư phát triển bền vững phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Với quỹ đất trải dài từ Bắc chí Nam, được cấp giấy chứng nhận và pháp lý đầy đủ, Fintech Land cũng đang áp dụng công nghệ số vào quá trình kinh doanh của mình.
Nhà đầu tư muốn tham khảo, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FINTECH LAND
ĐĂNG KÝ TÌM HIỂU NGAY TẠI ĐÂY